Tư vấn hỗ trợ

0775.333.555

5 ĐIỀU QUAN TRỌNG BẠN CẦN NẮM RÕ VỀ BIẾN CHỦNG DELTA CỦA VIRUS CORONA

Sau hơn một năm chiến đấu với COVID, chúng ta dường như thấy được hy vọng về một cuộc sống bình thường khi dịch bệnh chấm dứt. Nhưng với những biến chủng mới ngày càng nguy hiểm khiến tất cả mọi người phải nỗ lực hơn nữa.
- Biến chủng đáng quan ngại nhất hiện nay chính là biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2. Biến chủng Delta được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ vào tháng 12/2020. Sau đó, biến chủng này lây nhiễm ở tốc độ chóng mặt tại Ấn Độ và Anh. 
Biến chủng Delta nguy hiểm này đã xuất hiện tại các ca bệnh ở miền Nam, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh khiến các ca bệnh tăng lên mức 3 con số trở lên mỗi ngày. Vậy bạn cần biết những gì về biến chủng này? Có cách nào để bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn trong thời điểm dịch bệnh?

Biến chủng Delta lây nhiễm nhanh hơn
- Biến chủng Delta, tên gọi khác là B.1.627.3, là một đột biến của virus SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ vào tháng 12/2020. Biến chủng này ngay sau đó đã lây nhiễm diện rộng tại Ấn Độ và Anh. 
- Theo số liệu thống kê của Anh, biến chủng Delta đã khiến các ca mắc tại nước này tăng khoảng 15,000 ca mỗi ngày từ tháng 6/2021. Theo CDC Mỹ, biến chủng Delta chiếm 20% số ca mắc.
- Theo các nhà khoa học tại ĐH. Yale (Mỹ), biến chủng này lây lan nhanh hơn các biến chủng khác 50%. Trong môi trường lý tưởng khi không có ai đeo khẩu trang và được tiêm vaccine đầy đủ, một người nhiễm virus SARS-CoV-2 ban đầu có thể lây cho 2.5 người khác. Trong cùng điều kiện đó, biến chủng Delta có thể lây cho 3.5-4 người xung quanh.  
- Với cấp số nhân lây nhiễm, biến chủng này sẽ nhanh chóng khiến bệnh lây mạnh trong cả cộng đồng như những gì đã diễn ra tại Ấn Độ và nhiều nước khác.
- Rủi ro cao hơn cho những ai chưa tiêm đủ liều vaccine
Theo các nhà khoa học tại ĐH. Yale, những người chưa được tiêm đủ liều vaccine là đối tượng chịu rủi ro cao nhất.
- Trẻ em và người trẻ tuổi cũng là đối tượng cần được chú ý. Trong một nghiên cứu gần đây từ Anh Quốc, trẻ em và người trưởng thành dưới 50 tuổi có rủi ro bị lây nhiễm biến chủng này cao hơn 2.5 lần. Hiện tại chưa có vaccine nào được phê duyệt cho trẻ em dưới 12 tuổi.
- Số liệu về các ca nhiễm cho thấy biến chủng Delta đang ảnh hưởng nhiều đến những nhóm tuổi trẻ. Một trong những lý do chính là việc người trẻ và trẻ em chưa đủ điều kiện để tiêm vaccine phòng COVID-19.
- Biến chủng Delta có thể gây siêu lây nhiễm cộng đồng
Nếu biến chủng Delta tiếp tục lây nhiễm mạnh, nó có thể đẩy dịch bệnh chạm đỉnh trong thời gian ngắn. 
- Các nhà khoa học vẫn đang phân tích tốc độ lây nhiễm của biến chủng Delta. Nhưng đáp án phụ thuộc vào các yếu tố như: khu vực bạn sinh sống, đã bao nhiêu người được tiêm vaccine trong cộng đồng. Ở những nơi mật độ người được tiêm vaccine thấp, tình trạng lây nhiễm có thể nhanh chóng biến khu vực đó thành điểm nóng của dịch.
- Hoàn toàn sai khi có người suy nghĩ “tích cực” rằng dịch bùng phát trong cộng đồng sẽ giúp tạo miễn dịch tự nhiên. Nếu quá nhiều người bị mắc COVID-19 trong một khoảng thời gian ngắn, hệ thống y tế tại địa phương đó sẽ trở nên quá tải, tăng tỉ lệ tử vong vì COVID-19 cũng như các bệnh khác do không được điều trị kịp thời.

Tiêm vaccine là phương pháp bảo vệ tốt nhất
Để bảo vệ sức khoẻ trước COVID-19 chính là tiêm đủ liều vaccine. Đủ liều tiêm vaccine nghĩa là bạn đã tiêm đủ 2 liều vaccine Pfizer, Moderna hay AstraZeneca.
- Đặc biệt, ngay cả khi bạn đã tiêm vaccine hay chưa, bạn cần thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế, tuân thủ các quy định phòng dịch của thành phố, địa phương để bảo vệ chính mình và những người xung quanh.
- Với những trường hợp trì hoãn tiêm, chống chỉ định tiêm vaccine vì các lý do sức khoẻ, bạn cần đặc biệt chú ý bảo vệ bản thân bằng cách đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, không tập trung nơi đông người.

Tổng kết
Với tình hình dịch bệnh phức tạp, virus SARS-CoV-2 có thể vẫn sẽ biến đổi tạo ra các biến chủng nguy hiểm hơn. Điều bạn cần làm trong thời điểm này là giữ một thái độ tích cực, bảo vệ sức khoẻ bằng cách ăn đủ chất, tập thể dục và tuân theo các quy định phòng dịch tại địa phương và từ Bộ Y tế.
Nguồn : Sưu tầm !
Danh mục
Danh sách so sánh